1. Trang chủ
  2. Nghiệp vụ
  3. Kiểm tra, đối chiếu báo cáo
  4. Báo cáo đối chiếu kho bạc
  5. Khi xem báo cáo đối chiếu mẫu Mẫu số 02-SDKP/ĐVDT: Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại kho bạc nhà nước bị sai số liệu thì kiểm tra như thế nào?

Khi xem báo cáo đối chiếu mẫu Mẫu số 02-SDKP/ĐVDT: Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại kho bạc nhà nước bị sai số liệu thì kiểm tra như thế nào?

Hướng dẫn kiểm tra số tạm ứng, số thực chi theo mục lục NSNN giữa đơn vị sử dụng ngân sách với Kho bạc nhà nước nơi giao dịch tại Mẫu số 02-SDKP/ĐVDT

1. Vào menu Báo cáo\Báo cáo kho bạc\Mẫu số 02-SDKP/ĐVDT: Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại Kho bạc nhà nước để kiểm tra.

2. Các tham số cần lưu ý khi in báo cáo:

  • Chọn kỳ báo cáo theo Tháng, Quý, Năm cần kiểm tra (thường là Năm).
  • Chọn Nguồn: Tổng hợp nếu cần xem cộng gộp tất cả các Nguồn. Chọn Nguồn: Tất cả nếu cần xem tách riêng từng nguồn
  • Chương, Khoản: Tất cả.
  • Tích chọn Bao gồm chứng từ chỉnh lý quyết toán nếu kiểm tra cả năm và có phát sinh chứng từ trong tháng chỉnh lý
  • Tích Cộng điều chỉnh kinh phí.

  • Nhấn Đồng ý.

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

Kiểm tra số tạm ứng

– Cột 1: Tạm ứng phát sinh trong kỳ

  • Cột 1: Tạm ứng phát sinh trong kỳSố rút dự toán tạm ứng trong kỳ – Số thanh toán tạm ứng trong kỳ – Số nộp trả tạm ứng trong kỳ.
  • Tổng cột 1 bằng tổng số rút tạm ứng – tổng số thanh toán tạm ứng trên S22-X: Sổ theo dõi dự toán Phần II (vào Báo cáo\Báo cáo Kho bạc\S22-X: Sổ theo dõi dự toán\ chọn Mẫ S22-X-Phần II)

– Cột 2: Tạm ứng số dư đến kỳ báo cáo

  • Cột 2: Tạm ứng số dư đến kỳ báo cáo = Luỹ kế tạm ứng đến kỳ báo cáo – Luỹ kế số thanh toán tạm ứng – Luỹ kế nộp trả tạm ứng đến kỳ báo cáo.
  • Tổng cột 2 = Số dư tạm ứng còn lại ngày cuối tháng trên S22-X: Sổ theo dõi dự toán Phần II (vào Báo cáo\Báo cáo Kho bạc\S22-X: Sổ theo dõi dự toán\ chọn Mẫ S22-X-Phần II)
Kiểm tra số thực chi

– Cột 3: Thực chi phát sinh trong kỳ:

Cột 3: Thực chi phát sinh trong kỳ = Số rút thực chi trong kỳ + Số thanh toán tạm ứng trong kỳ – Số nộp trả thực chi trong kỳ.

– Cột 4: Thực chi số dư đến kỳ báo cáo:

Cột 4: Thực chi số dư đến kỳ báo cáo = Luỹ kế thực chi đến kỳ báo cáo + Luỹ kế số thanh toán tạm ứng trong kỳ – Luỹ kế số nộp trả thực chi đến kỳ báo cáo.

– Cột 5: Tổng phát sinh trong kỳ = cột 1 + cột 3.

– Cột 6: Tổng số dư đến kỳ báo cáo = cột 2 + cột 4.

Một số sai sót thường gặp

Nguyên nhân 1: Do hạch toán sai bút toán Khôi phục, Nộp trả

Giải pháp:

1. Trường hợp chọn đúng Nghiệp vụ trên chứng từ là Khôi phục, Nộp trả nhưng hạch toán sai bút toán Khôi phục, Nộp trả:

  • Nhấn Tìm kiếm, tìm theo Ngày hạch toán, nhấn Tìm. Lọc theo cột Nghiệp vụ là Khôi phục hoặc Nộp trả – thực chi hoặc Nộp trả – tạm ứng. Kích đúp chuột vào chứng từ sai và sửa lại hạch toán cho đúng: Nợ TK 1121/Có TK 1111.

2. Trường hợp đã hạch toán đúng bút toán Khôi phục, Nộp trả là Nợ TK 1121/ Có TK 111 nhưng chọn sai Nghiệp vụ:

  • Vào Tìm kiếm, tìm theo Ngày hạch toán, nhấn Tìm. Lọc cột TK Nợ 1121. Kích đúp chuột vào chứng từ sai và sửa lại nghiệp vụ là Khôi phục hoặc Nộp trả – Tạm ứng hoặc Nộp trả – Thực chi cho đúng với thực tế.

  • Sau đó lọc cột TK Có, chọn TK 814 tiếp tục mở lại chứng từ để sửa nghiệp vụ như trên

3. Trường hợp đã hạch toán đúng bút toán Khôi phục hoặc Nộp trả, chọn đúng Nghiệp vụ, nhưng chọn không đúng phần Mục lục ngân sách (Nguồn, Chương, Loại, Khoản, Mục, Tiểu mục). 

  •  VàoTìm kiếm, tìm theo Ngày hạch toán, nhấn m. Lọc cột Nghiệp vụKhôi phục hoặc Nộp trả – Tạm ứng hoặc Nộp trả – Thực chi. Kích đúp vào chứng từ sai và sửa lại phần MLNS cho đúng với chứng từ chi trước đó.

Nguyên nhân 2: Do chứng từ rút thực chi hạch toán TK Có 1121 nhưng Nghiệp vụ để là Không chọn, phần mềm không sinh được hạch toán Có TK 008

1. Nhấn Tìm kiếm, tìm theo Ngày hạch toán, nhấn Tìm.

2. Lọc theo cột TK Có 1121, Nghiệp vụ Không chọn.

=> Nếu có phát sinh chứng từ hạch toán Có TK 1121, Nghiệp vụ Không chọn thì kích đúp chuột vào chứng từ đó và sửa lại Nghiệp vụThực chi để phần mềm sinh được chứng từ đồng thời ghi Có TK 008.

Cập nhật 05/04/2021

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY