Điều chỉnh do sửa chữa lớn tài sản

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Định khoản

– Khi công trình sửa chữa đã hoàn thành kế toán quyết toán số chi phí nâng cấp TSCĐ vào chi ngân sách xã chưa hạch toán vào NSNN, ghi:

Nợ TK 137: Chi ngân sách xã chưa hạch toán vào ngân sách nhà nước

Có TK 241: XDCB dở dang (2413 – Sửa chữa lớn tài sản)

– Căn cứ vào giá trị sửa chữa lớn đã được nghiệm thu, Biên bản bàn giao tài sản và Quyết định ghi tăng tài sản của chủ tịch, kế toán ghi tăng TSCĐ và tăng nguồn hình thành TSCĐ:

Nợ TK 211: Tài sản cố định (nguyên giá tăng)

Có TK 466: Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại tăng theo nguyên giá tăng).

2. Mô tả nghiệp vụ

Sau khi tài sản được sửa chữa lớn xong, thì quy trình ghi nhận điều chỉnh tăng tài sản từ sửa chữa như sau:

1. Nghiệm thu sửa chữa tài sản.

  • Chủ tịch xã thành lập hội đồng nghiệm thu sửa chữa tài sản.
  • Căn cứ vào tài liệu sửa chữa tài sản, hội đồng nghiệm thu tiến hành nghiệm thu sửa chữa tài sản, nếu sửa chữa theo hình thức giao thầu thì nghiệm thu với nhà thầu thi công, nếu tự sửa chữa thì nghiệm thu nội bộ với tổ đội thi công.
  • Hội đồng nghiệm thu lập Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng được ký nhận giữa các bên.

2. Chủ tịch xã ký duyệt Biên bản nghiệm thu công trình.

3. Hội đồng nghiệm thu gửi lại Biên bản nghiệm thu cho kế toán để kế toán ghi nhận bút toán quyết toán sửa chữa lớn.

4. Bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng: Hội đồng nghiệm thu bàn giao tài sản cho bộ phận sử dụng, các bên ký vào biên bản bàn giao đưa vào sử dụng với bộ phận sử dụng.

5. Nếu sửa chữa lớn, Hội đồng nghiệm thu kiến nghị chủ tịch xã ghi tăng nguyên giá tài sản. Nếu đồng ý chủ tịch xã ký quyết định ghi tăng tài sản

6. Kế toán căn cứ:

  • Vào biên bản nghiệm thu để hạch toán bút toán quyết toán sửa chữa tài sản vào số cái tài khoản.
  • Vào biên bản bàn giao tài sản và quyết định ghi tăng tài sản để ghi tăng tài sản trên sổ tài sản.
3. Ví dụ

Ngày 27/07/2020, Xã hoàn thành sửa chữa lớn Nhà văn hóa. Tổng chi phí sửa chữa là 20.000.000 đồng đã được hội đồng nghiệm thu đồng ý nghiệm thu và chủ tịch xã quyết định ghi tăng tài sản.

Định khoản:

  • Ghi nhận bút toán nghiệm thu, ghi tăng chi phí hoạt động, giảm chi phí sửa chữa tài sản

Nợ TK 137: 150.000.000 đồng

Có TK 2413: 150.000.000 đồng

  • Kế toán ghi tăng tài sản

Nợ TK 2111: 150.000.000 đồng

Có TK 466: 150.000.000 đồng

4. Hướng dẫn trên phần mềm

Bước 1: Ghi nhận bút toán nghiệm thu, ghi tăng chi phí hoạt động, giảm chi phí sửa chữa tài sản:

1. Vào Nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác. Nhấn Thêm.

2. Khai báo thông tin Chứng từ nghiệp vụ khác.

  • Nhập Thông tin chung: Đối tượng, Địa chỉ, Diễn giải.
  • Thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.
  • Thông tin chứng từ chi tiết: TK Nợ, TK Có, Số tiền, Mục lục ngân sách.

  •  Nhấn Cất.

Bước 2: Điều chỉnh tài sản cố định:

1. Vào Nghiệp vụ\Tài sản cố định\Phiếu điều chỉnh TSCĐ. Nhấn Thêm Phiếu điều chỉnh.

2. Khai báo thông tin chứng từ Điều chỉnh TSCĐ.

  • Chọn Tài sản cần điểu chỉnh.
  • Nhập thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.
  • Nhập thông tin Nguyên giá sau điều chỉnh, Hao mòn lũy kế sau điều chỉnh.
  • Nhấn vào Sinh bút toán để hệ thống tự động hạch toán TK Nợ 2111, TK Có 466, Số tiền…

3. Nhấn Cất.

4. Xem/in mẫu chứng từ liên quan bằng cách nhấn In trên thanh công cụ.

5. Chọn Báo cáo để xem/in sổ, báo cáo liên quan: S21-X: Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng; B04-H: Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ; C53-HD_Biên bản kiểm kê tài sản; Sổ S01b-X: Sổ cái tài khoản

Cập nhật 13/05/2021

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY