Ghi tăng tài sản do nhận viện trợ, tài trợ

Nhấn chuột trái vào dấu + để xem chi tiết

1. Định khoản

– Khi nhận tài sản, căn cứ vào biên bản bàn giao tài sản cố định, kế toán ghi tăng tài sản và ghi tăng nguồn kinh phí hình thành TSCĐ.

Nợ TK 211: Tài sản cố định

Có TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

– Kế toán phản ánh giá trị tài sản được nhận viện trợ, tài trợ vào thu ngân sách xã chưa qua kho bạc và chi ngân sách xã chưa qua kho bạc.

Nợ TK 137: chi ngân sách xã chưa hạch toán vào ngân sách nhà nước

Có TK 337: Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào ngân sách nhà nước

– Làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách giá trị tài sản được nhận viện trợ, tài trợ, căn cứ vào Giấy xác nhận viện trợ, tài trợ kế toán ghi.

  • Ghi thu ngân sách xã:

Nợ TK 337: Thu ngân sách xã chưa hạch toán vào ngân sách nhà nước

Có TK 714: Thu ngân sách xã đã hạch toán vào ngân sách nhà nước

  • Ghi chi ngân sách xã:

Nợ TK 814: chi ngân sách xã đã hạch toán vào ngân sách nhà nước

Có TK 137: chi ngân sách xã chưa hạch toán vào ngân sách nhà nước

2. Mô tả nghiệp vụ
  1. Các bên tài trợ, viện trợ, hoặc biếu tăng thực hiện bàn giao tài sản, hồ sơ liên quan đến tài sản (hướng dẫn sử dụng tài sản, thông số kỹ thuật, bản sao hóa đơn mua tài sản) và giấy xác nhận viện trợ tài trợ (VD: Quyết định tài trợ viện trợ, biếu tặng).
  2. Bên tài trợ biếu tặng và UBND xã thực hiện ký Biên bản giao nhận tài sản.
  3. Bộ phận hành chính bàn giao lại tài sản cho bộ phận sử dụng.
  4. Đồng thời, bộ phận hành chính bàn giao lại Biên bản giao nhận tài sản, Giấy xác nhận viện trợ tài trợ cho kế toán để kế toán làm căn cứ ghi: 
    • Ghi tăng tài sản và nguồn kinh phí hình thành tài sản.
    • Ghi tăng thu, chi ngân sách xã chưa qua kho bạc.
    • Làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách xã chưa qua kho bạc sang đã qua kho bạc.
3.Ví dụ

Ngày 12/06/2020 UBND xã nhận viện trợ của công ty cổ phần công nghệ Hoàng Hà, tài trợ 05 bộ máy tính hỗ trợ cho người dân truy cập internet, tổng giá trị là 50.000.000. 05 bộ máy này được đưa vào sử dụng ngay.

Định khoản:

  • Ghi tăng thu, chi ngân sách xã

Nợ TK 137: 50.000.000 đồng

Có TK 337: 50.000.000 đồng

  • Ghi tăng tài sản, tăng nguồn kinh phí

Nợ TK 2111: 50.000.000 đồng

Có TK 466: 50.000.000 đồng

4. Hướng dẫn trên phần mềm

Bước 1: Hạch toán nhận tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ.

1. Vào Nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác. Nhấn Thêm.

2. Khai báo thông tin chứng từ Chứng từ nghiệp vụ khác.

  • Nhập Thông tin chung: Người nhận, Địa chỉ, Diễn giải.
  • Thông tin Chứng từ: Ngày chứng từ, Ngày hạch toán, Số chứng từ.
  • Thông tin chứng từ chi tiết: nhập TK Nợ 137, TK Có 337, Số tiền, Nguồn, Mục lục ngân sách.

3. Nhấn Cất.

4. Xem/in mẫu chứng từ liên quan bằng cách nhấn In trên thanh công cụ.

Bước 2: Hạch toán ghi tăng tài sản và nguồn kinh phí hình thành tài sản.

1. Vào Danh mục\Tài sản cố định. Nhấn Thêm.

2. Khai báo các thông tin về Tài sản cố định.

  • Khai báo tab Thông tin chung.

  • Khai báo tab Thông tin hao mòn

3. Nhấn Cất.

4. Nhấn để sinh chứng từ ghi tăng Tài sản cố định.

5. Nhấn Đồng ý tại thông báo Sinh chứng từ ghi tăng cho TSCĐ thành công.

6. Kiểm tra thông tin trên chứng từ Ghi tăng TSCĐ tự động sinh bằng cách vào Nghiệp vụ\Tài sản cố định\Phiếu ghi tăng tài sản cố định, nhấn đúp chuột vào Phiếu ghi tăng cần kiểm tra.

7. Chọn Báo cáo để xem/in sổ, chứng từ có liên quan: S21-X: Sổ theo dõi tài sản cố định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng; B04-H: Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ; C53-HD_Biên bản kiểm kê tài sản; Biểu 02_Công khai mua sắm tài sản; Sổ S01b-X: Sổ cái tài khoản 211, 466, 137, 337, 814, 714.

Cập nhật 13/11/2020

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

Giải đáp miễn phí qua facebook
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hãy đăng câu hỏi vào cộng đồng MISA qua facebook để được giải đáp miễn phí và nhanh chóng
ĐĂNG BÀI NGAY